SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH HITACHI

Thứ bảy, 20/01/2018, 15:41 GMT+7

Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoặt động của tủ lạnh Hitachi không đóng tuyết:

Tủ lạnh HITACHI là thương hiệu nổi tiếng và là loại tủ lạnh thông dụng được sử dụng tương đối nhiều tại Việt Nam. Sau đây chúng tôi xin trình bày sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh HITACHI không đóng tuyết.

1- Sơ đồ mạch điện:

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh HITACHI loại không đóng tuyết, sử dụng rơ le thời gian để điều khiển ( loại rơ le cấp nguồn chân 1-3 )

2- Các thiết bị chính trong mạch điện:

- Máy nén ( Block ) : Là một thiết bị trọng nhất trong tủ lạnh, là nhiệm vụ tuần hoàn gas lạnh trong hệ thống.

 

- Rơ le đề ( bộ đề/ tụ ) : Dùng để khởi động tủ lạnh hoạt động, tụ đề có nhiệm vụ tăng mô-men (moment) khởi động cho mô-tơ trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời, cho phép mô-tơ có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng.  

                                                                                                                            

Thông thường, khởi động mô-tơ, tụ đề sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề trong mô-tơ và làm cho mô-tơ đủ mô-men để tăng tốc đến khoảng ¾ tốc độ tối đa, khi đó, tụ này sẽ được ngắt ra khỏi mạch bằng một công tắt ly tâm (centrifugal switch) đặt bên trong mô-tơ khi đã đạt đến số vòng quay tối đa.

- Bộ bảo vệ quá nhiệt : Dùng để bảo vệ máy nén ( Block ) khi máy nén làm việc quá tải.

- Rơ le thời gian ( Timer ) : Dùng để chuyển chế độ làm việc khi tủ hoạt động. Rơ le thời gian có 4 chân, chân cấp nguồn cho rơ le thời gian hoạt động 1-3, chân 3-4 cấp nguồn cho máy nén hoạt động chế độ lạnh, chân 3-2 khi tủ hoạt động ở chế độ xả tuyết.

- Điện trở xả tuyết : Dùng để xả tuyết cho tủ lạnh khi tủ hoạt động quá lâu, thông thường khoảng 8-12 tiếng sẽ xả tuyết 1 lần. Điện trở xả đá lớn hay nhỏ phụ thuộc vào công suất tủ lạnh, nếu thay điện trở xả đá không đúng công suất sẽ ảnh hưởng đến thời gian xả đá trên tủ.

- Sò nóng : Nó đóng vai trò như thiết bị đóng cắt trong hệ thống điện, trong tủ lạnh được dùng để bảo vệ hệ thống bị chậy cháy do điện trở xả tuyết hoạt động liên tục mà không dừng sau khi đã xả hết tuyết. Nhiệt độ sò nóng bị đứt khoảng 70-76 độ C.

- Sò lạnh : Khi tủ lạnh hoạt động liên tục thì tuyết sẽ bám dày trên dàn lạnh, hạn chế khả năng trao đổi nhiệt trong tủ, do đó sò lạnh có nhiệm vụ đóng điện cho điện trở xả tuyết để làm tan tuyết bám trên dàn lạnh.

- Bộ điều chỉnh nhiệt độ : Dùng để điều chỉnh độ lạnh ( nhiệt độ ) theo nhu cầu sử dụng, thường khuyến cáo nên sử dụng mức trung bình thì tuổi thọ tủ sẽ cao hơn.

- Công tắc cửa : Dùng để điều tắt mở đèn, một số tủ kết hợp công tắc cửa để đóng/ mở đèn và quạt.

Mọi thắc mắc xin liện hệ số 0905.369.335 - 0906.971.396 (Mr Dũng) để được tư vấn thêm. Xin cảm ơn

21687 Lượt xem
Facebook chat